3 giai đoạn nhận diện thương hiệu cần được đo lường

Nếu xét bước nhận diện thương hiệu như là một phần của phễu bán hàng, có ba giai đoạn nhận diện thương hiệu cần được đo lường.

3 giai đoạn nhận diện thương hiệu cần được đo lường
3 giai đoạn nhận diện thương hiệu cần được đo lường

Các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội đang hỗ trợ doanh nghiệp của bạn như thế nào? Các kênh như Facebook ảnh hưởng thế nào tới việc nhận diện thương hiệu?
Tuy việc đo lường không hề dễ, qua một vài bước đơn giản sau đây bạn có thể xây dựng được một chiến lược đo lường đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp mình.

Đó là số người biết đến (exposure), tương tác của họ (engagement), và tầm ảnh hưởng (influence).

Giai đoạn 1: Số người biết đến (Exposure)

Exposure là lớp trên cùng của phễu nhận diện thương hiệu, tượng trưng cho tổng số lead tiềm năng cho sales.
Exposure là lớp trên cùng của phễu nhận diện thương hiệu, tượng trưng cho tổng số lead tiềm năng cho sales.

Post của bạn có tiềm năng vươn tới bao nhiều người? Dưới đây là một số chỉ tiêu giúp đo xem thương hiệu của bạn thu hút được bao nhiêu người trên mạng xã hội. Nhằm giảm khả năng đếm một user hai lần hoặc hơn, bạn hãy nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng ở dạng phần trăm so với con số tổng.

  • Twitter: Lượng reach tiềm năng hàng tháng được xác định bởi số lượng follower của bạn và số lượng follower của những người đã tweet lại nội dung của bạn. Nên theo dõi hai số liệu này riêng biệt và so sánh tỷ lệ tăng trưởng tháng này so với tháng trước của mỗi con số đó. Bằng cách này, bạn sẽ nhìn ra tốc độ tăng trưởng nhóm nào tốt nhất. Một công cụ miễn phí cho phép theo dõi những chỉ số này là TweetReach.
  • Facebook: Theo dõi tổng số fan trên trang thương hiệu của bạn. Kiểm tra số lượng bạn bè của những người vừa trở thành fan sau một promotion hoặc sau một khoảng thời gian nhất định, và số lượng bạn bè của những người đã like hay bình luận lên bài viết của bạn. Qua đó, bạn có thể xác định lượng reach tiềm năng mỗi tháng. Facebook Insights là một nguồn để thu những thông tin này.
  • YouTube:Theo dõi tổng số người subcribe kênh của bạn, và tổng số lượt xem (view) những videos có liên quan tới một chương trình promotion hoặc trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ là một tháng.
  • Blog:Theo dõi số lượng người vào blog (visitor) và có các hoạt động trên blog liên quan tới một chương trình promotion hoặc trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Email:Kiểm tra số người trong danh sách gửi email của bạn và số người thực sự nhận được email.

Giai đoạn 2: Tương tác (Engagement)

Đây là một trong những thước đo quan trọng nhất bởi nó cho thấy số người đủ quan tâm tới nội dung bạn nói, tới mức họ thực hiện một hành động nào đó.

Thật may là engagement tương đối dễ đo lường thông qua các công cụ đơn giản như Radian 6, Biz360 và TweetEffect. Các công cụ này chỉ rõ đâu là những người bạn nên nhắm tới và khiến quay trở lại với bạn trên mạng xã hội.

  • Twitter:Đếm số lần đường link của bạn được click vào, số lần thông điệp của bạn được tweet lại, và số lần hashtag được dùng. Tiếp theo, đếm số người thực hiện những hành động đó. Bạn cũng có thể theo dõi số lượng @replies và các tin nhắn trực tiếp, nếu bạn có thể phân nhóm chúng theo chiến dịch.
  • Facebook:Xác định số lần đường link của bạn được click vào, và số lần bài viết của bạn được like hay bình luận. Tiếp theo, chia nhỏ hai nhóm này theo số người tương tác. Bạn cũng có thể theo dõi engagement của bài viết trên timeline riêng biệt với tin nhắn inbox, nếu bạn biết được mỗi bài viết hay tin nhắn inbox đó liên quan tới chiến dịch truyền thông xã hội nào.
  • YouTube:Đếm số người bình luận vào video của bạn, số lần video được rate, số lần share và số người subsribe mới.
  • Blog:Theo dõi số lượng comment, số người subscribe mới, số lần chia sẻ và đích được chia sẻ tới. Lưu ý theo dõi số lượng blog của các bên thứ ba mà bạn đã vào comment, và số lượng traffic nhờ đó đi tới trang của bạn.
  • Email: Tính số người mở ra, click vào và chia sẻ email của bạn. Đừng quên theo dõi cả đích được chia sẻ tới và số lượng người subscribe mới thu được từ chiến dịch nhé.

Giai đoạn 3: Tầm ảnh hưởng (influence)

Đây là một chỉ tiêu mềm, mang tính chủ quan và phụ thuộc vào định nghĩa của mỗi doanh nghiệp. Về cơ bản, bạn cần xem thái độ của mỗi tương tác (engagement) vừa nói tới bên trên là tích cực, trung lập hay tiêu cực. Nói cách khác, chiến dịch của bạn có đem lại cảm xúc tích cực cho người xem hay không?

Một cách ứng dụng chỉ số Ảnh Hưởng là xem những người đã tương tác (engage) với bạn có ảnh hưởng như thế nào. Nếu đám đông tương tác với bạn bao gồm cả những người có tầm ảnh hưởng lớn với lượng khán giả đông, lẫn những người bình thường với lượng theo dõi khiêm tốn hơn, thì đó là một điều tốt.

Nếu không, bạn cần đầu tư cho Ảnh Hưởng của mình hơn nữa. Việc dành thời gian chăm sóc cả những khán giả có tầm ảnh hưởng lớn lẫn khán giả bình thường là rất quan trọng.

Chú ý:

Nhiều công cụ đo Cảm Xúc Tương Tác và Ảnh Hưởng có mất phí sử dụng, và có thể bạn sẽ cần kết hợp vài công cụ một lúc để đo lường được tất cả các kênh mạng xã hội.

Nguồn: Internet